Elizabeth
Blackwell, (1821-1910), sinh tại Counterslip, Anh Quốc, trong một gia đình giầu
có và được hấp thụ bởi một nền văn hóa và giáo dục tốt. Những đảo ngược về tài chính cùng quan điểm
xã hội và tự do tôn giáo của gia đình, đã khiến bà và gia đình phải di dân qua New
York, Hoa Kỳ, 1832. Phải mất một
thời gian dài, bà và gia đình mới ổn định được chỗ ở và công ăn việc làm.
Blackwell đam mê
y khoa, nên đã học hỏi và tiến hành những nghiên cứu y khoa riêng với các bác
sĩ có thiện cảm với gia đình. Năm 1847,
bà xin học y khoa, nhưng đã bị 29 trường từ chối. Cuối cùng, do một sự nhầm lẫn, Đại học Y Hobart
(lúc đó là Đại Học Y Geneva, New York) đã nhận bà. Những tháng ngày học ở đó, bà đã gặp rất nhiều
khó khăn. Người dân trong thị trấn và
phần lớn các nam sinh tẩy chay và luôn quấy rối bà. Thậm chí lúc đầu, bà còn bị cấm tham gia các lớp
học. Tuy nhiên, bà vẫn kiên trì theo học. Vào
tháng 1 năm 1849, bà đậu thủ khoa của trường và trở thành nữ bác sĩ y khoa đầu
tiên của trường và của thời hiện đại.
Sau khi tốt
nghiệp, Blackwell đã xây dựng một cơ sở y tế, tạo môi trường cho các nữ sinh y khoa có cơ hội thực tập (vì nhiều cơ sở y tế lúc ấy vẫn chưa chấp nhận nữ
sinh), phục vụ các gia đình nghèo khó và thành lập Đại học Y đầu tiên cho nữ
giới.
Sau khi trở
thành công dân Hoa Kỳ, bà trở lại Anh để được đào tạo thêm về y khoa. Sau đó, bà lại đến Paris để tham gia khóa học
nữ hộ sinh tại La Maternité. Khi ở đó, bà
mắc một căn bệnh truyền nhiễm về mắt khiến bà bị mù một bên mắt, buộc bà phải
từ bỏ hy vọng trở thành bác sĩ phẫu thuật. Vào tháng 10 năm 1850, bà trở lại Anh và làm
việc tại Bệnh viện Thánh Bartholomew. Mùa
hè năm sau, bà trở lại New York. Sau khi
bị từ chối việc làm tại các bệnh viện và trạm y tế của thành phố, bà đã viết
một loạt các giáo trình, được xuất bản vào năm 1852, với tựa đề Quy Luật Cuộc Sống, tài liệu tham khảo đặc biệt về thể dục cho nữ sinh.
Cuối cùng, bà chuyển
về Anh Quốc, tiếp tục thuyết trình, giảng dạy và viết sách cho đến cuối
đời. Những tác phẩm để đời của bà bao
gồm: Tôn Giáo của Sức Khỏe (1871), Lời Khuyên
Cho Cha Mẹ về Giáo Dục Đạo Đức Cho Con Cái (1878), Yếu Tố Con Người Trong Tình
Dục (1884), Tự Truyện của Bà về Công Việc Tiên Phong trong Việc Mở Rộng
Nghề Y cho Nữ Giới (1895), và Tiểu Luận
về Y Học Xã Hội (1902).
Sự thành công
của Elizabeth Blackwell chắc chắn không thể thiếu đam mê và sự kiên trì. Đam mê tựa như mạch nước, nếu được khai thông
nó sẽ là nguồn nước trong lành đem đến sự sống và chữa lành, nếu bị đè nén nó sẽ
thành một nguồn nước bẩn đục gây bệnh hoạn. Dù bạn là nam hay nữ, giầu hay nghèo, đam mê của bạn là gì,
hãy khám phá và phát triển nó hết mức.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment