1Tim. 1:1-3, 6-10
1Tôi là Phao-lô, Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, do ý muốn của Thiên
Chúa, chiếu theo lời Thiên Chúa hứa ban sự sống vốn có trong Đức Ki-tô Giê-su,2 gửi
anh Ti-mô-thê, người con yêu dấu. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giê-su
Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh được ân sủng, lòng thương xót và sự bình an.3 Tôi
tạ ơn Thiên Chúa, Đấng tôi phụng thờ với lương tâm trong sạch, theo gót tổ
tiên; tôi tạ ơn Người khi tôi không ngừng nhắc nhở đến anh, trong các lời cầu
nguyện của tôi, đêm cũng như ngày…6 Vì lý do đó, tôi nhắc anh
phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt
tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần
khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta
được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng
hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù
của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với
tôi để loan báo Tin Mừng.9 Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta
vào dân thánh của Người, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng
là do kế hoạch và ân sủng của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ
muôn thuở trong Đức Ki-tô Giê-su,10 nhưng giờ đây mới được biểu
lộ, vì Đấng cứu độ chúng ta là Đức Ki-tô Giê-su đã xuất hiện. Chính Đức Ki-tô
đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất
tử.
(Trích Thư Timothy I bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ
từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1. Đẹp quá một lá thư của vị mục tử, đầy yêu
thương và lo lắng cho giáo hữu của mình.
Tôi có thể đọc lại lá thư này trong giờ cầu nguyện này và cầu nguyện cho
chính tôi và những người mục tử hôm nay, luôn biết tận tâm, yêu thương và lo
lắng cho những người mà Chúa đang ủy thác cho tôi và cho các mục tử.
2. Tôi cũng muốn đọc lại những lời trên của
Phao-lô để nhắc nhở tôi về những đặc sủng mà tôi đã lãnh nhận trong Chúa Kito
qua các bí tích là trở nên mạnh mẽ trong đời sống chứng nhân giữa cuộc đời.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment