Ê-phê-xô 4:1-6
1Thưa anh em, tôi là người đang bị tù vì
Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã
ban cho anh em. 2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ
và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. 3 Anh
em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận
hoà gắn bó với nhau. 4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí,
cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. 5 Chỉ
có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. 6 Chỉ có một
Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người, và trong
mọi người.
(Trích Thư Ê-phê-xô, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu
nguyện
1. Sau lời nguyện rất đẹp của Thánh Phao-lô
cầu nguyện cho cộng đoàn của ngài, trong bài đọc hôm qua, là những lời khuyên
dành cho họ, trong bài đọc hôm nay. Tôi
có kinh nghiệm sống xa, hoặc trước khi rời xa những người thân của tôi bao giờ
chưa? Tâm tình của tôi những lúc ấy là
gì? Có phải như Thánh Phao-lô, người
đang ở trong tù hướng về cộng đoàn của ngài, trong bài đọc hôm nay, đó là: Mong
những người ở xa hoặc ở lại biết đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau, giữ tình hiệp
thông và duy trì những truyền thống và giá trị tốt của nhau? Tôi dành giây phút này, đọc lại những lời
khuyên trên và cầu nguyện hoặc viết thư khuyên nhủ những người ở xa, biết sống
tình hiệp thông, đoàn kết, yêu thương, giữ gìn những nét cao đẹp truyền thống của
tổ tiên, của gia đình và của tình bằng hữu.
2.
Một trong những khó khăn lớn nhất trong bất kỳ đất nước nào, tôn giáo
nào, cộng đoàn nào và gia đình nào, đó là: sự hiệp nhất. Trong xã hội, người ta dùng quyền lực, tiền bạc
và bạo động để bắt mọi người hiệp nhất với nhau. Trong niềm tin và gia đình Kitô giáo chỉ hai
cách duy nhất giúp mọi người hiệp nhất với nhau, đó là: Cầu nguyện và yêu
thương. Ngay từ thời Chúa Giêsu, Ngài đã
quan tâm đến sự hiệp nhất giữa các tông đồ.
Ngài cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa họ như tôi thấy trong Phúc âm
Gioan: “Lạy Cha xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một,
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment