Luca 11:29-32
29Khi ấy, dân chúng tụ họp đông đảo, Đức
Giê-su bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào,
ngoài dấu lạ ông Giô-na. 30 Quả thật, ông Giô-na đã là một
dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho
thế hệ này như vậy. 31 Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng
Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ,
vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà
đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. 32 Trong cuộc Phán Xét,
dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân
ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na
nữa.”
(Trích Phúc âm Luca, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Trong
bài đọc của Thứ Bảy vừa qua, Chúa Giêsu nói về cái phúc của người lắng nghe và
thực hành lời Chúa. Tuy nhiên trong bài
đọc hôm nay, liền ngay sau bài đọc của Thứ Bảy, diễn tả dân chúng đông đảo
tụ họp vây quanh Chúa Giêsu, ấy vậy mà Ngài lại nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng
xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được
thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.” Như vậy, chứng tỏ có rất nhiều người chen lấn
đi theo để nghe Chúa Giêsu giảng, không phải để lắng nghe và thực hành lời
Chúa, mà chỉ đi tìm dấu lạ. Chính Chúa Giêsu
là Dấu lạ của mọi dấu lạ đang đứng trước mắt họ, vậy mà họ vẫn cứ đòi hỏi Ngài
phải làm những dấu lạ khác. Có khi nào
tôi cũng là thành phần trong thế hệ gian ác mà Chúa Giêsu nói không? Mỗi ngày sống của tôi luôn được Thiên Chúa
dọn sẵn bằng rất nhiều những dấu lạ, đan kết chằng chịt với nhau, từ: không
khí, môi trường, cảnh vật, đến các tạo vật và rất nhiều người xung quanh tôi, hầu
có thể giúp tôi sống, đi qua một ngày khó khăn; ấy vậy mà, tôi vẫn không nhận
ra sự hiện diện, tình thương và sự quan phòng của Ngài, vẫn cứ phải đi tìm
những dấu lạ ở những nơi đâu khác! Giờ
cầu nguyện hôm nay, tôi muốn dùng ngũ quan để chiêm ngắm và cảm nghiệm những
phép lạ Chúa đang tiếp tục chứng minh cho tôi mỗi ngày, để tôi biết sống vui và
biết ơn hơn: Thứ nhất, tôi dùng mũi để cảm nhận những mùi hương quanh tôi. Mùi hương nào đang làm cho tôi dễ chịu, vui,
cảm thấy thích. Tôi cảm tạ Chúa về những
mùi hương đó, và cảm tạ Ngài vì đã tạo cho tôi cái mũi để hưởng thụ những mùi
hương quanh tôi. Thứ hai, tôi dùng tai
để cảm nhận những âm thanh. Đâu là những
âm thanh nhẹ nhàng, yêu thương quanh tôi, đang làm cho lòng chạm lòng, giúp
chữa lành và nâng đỡ tôi. Tôi cảm tạ
Chúa về những âm thanh và cảm tạ Ngài vì đã gởi đến những người hay vật đã tạo
ra những thanh âm đầy yêu thương đó; đồng thời, tôi cảm tạ Ngài về đôi tai của
tôi vẫn có thể nghe được mọi âm thanh quanh tôi. Thứ ba, tôi dùng mắt để cảm nghiệm những mầu
sắc rất đa dạng và muôm mầu muôn vẻ quanh tôi.
Tôi để ý những mầu sắc đang làm cho tôi vui tươi phấn khởi, thoải
mái. Tôi cám ơn Chúa đã cho tôi thấy
được những vẻ đẹp của bầu trời khi mặt trời mọc, lúc mặt trời lặn, vẻ đẹp của
những bông hoa, những đàn bướm, những khung cảnh thanh bình quanh tôi. Tôi cảm tạ Chúa về cuộc sống muôn mầu muôn vẻ
và cảm tạ Ngài về đôi mắt của tôi không bị mù, để chỉ thấy một mầu đen duy
nhất. Thứ tư, tôi dùng lưỡi để cảm
nghiệm những vị được đưa vào miệng của tôi.
Nhờ những vị ngon ngọt, đậm đà, đa dạng mà làm cho tôi cảm thấy muốn ăn,
nhờ vậy tôi có thêm năng lực để sống, làm việc và phục vụ. Tôi cảm ơn Chúa về cái lưỡi của tôi vẫn có
khả năng nêm nếm những gia vị ngon bổ ấy.
Thứ năm, tôi dùng làn da nơi thân xác tôi được tiếp xúc với mọi người và
sự vật quanh tôi. Đâu là những va chạm đang
làm cho tôi cảm thấy gần gũi, ấm lòng, hạnh phúc, đê mê sảng khoái. Tôi cám ơn Chúa và biết ơn Ngài về những cảm
nghiệm từ xúc giác trên cơ thể tôi. Tôi
có thể đi xa hơn cả những ngũ quan này để cảm nghiệm sự hiện diện, yêu thương
và quan phòng của Chúa luôn dành cho tôi, tạo trong tôi một bộ máy làm việc tài
tình, hài hòa và bền bỉ, như: trí, tâm, thân và lục phủ (mật, dạ dày, ruột non, đại trường, bàng quang, tam tiêu), ngũ tạng (tim, gan, lách, phổi, thận).
2.
Một ý
tưởng nữa chiếm hầu hết những ngôn từ của bài đọc hôm nay, đó là: sám hối. Sám hối có lẽ là một tâm hồn đẹp nhất mà
Thiên Chúa hằng mong ước ở tôi. Nhưng,
thế nào là sám hối? Sám hối không phải
là tự nhận biết mình tội lỗi xấu xa và rồi lên án và đày đọa mình. Kiểu sám
hối này tự biến tôi trở thành Chúa và đưa tôi đến ngõ cụt. Trong khi đó, sám hối đích thực là nhận biết
Thiên Chúa luôn yêu thương và đón nhận tôi, dù tôi như thế nào. Như vậy, động lực chính để tôi sám hối đến từ
Thiên Chúa, từ sự nhận biết tình yêu vô điều kiện của Ngài, chứ không từ chính
tôi. Bởi vì tôi nhận ra tình yêu vô điều
kiện của Chúa luôn dành cho tôi, nên tôi muốn sám hối và thay đổi; chứ không
phải, tôi muốn sám hối và thay đổi để được Chúa yêu. Một khi tôi thành tâm sám hối, một sự sám hối
đích thực, luôn hướng tôi đến tương lai tươi sáng và đầy hy vọng. Trong
giây phút này, tôi xin Chúa cho tôi được ơn nhìn ra tình yêu của Ngài và xin
cho tình yêu ấy giúp tôi biết sám hối cho đúng.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment