Tông Đồ Công Vụ 5:34-42
34Bấy giờ có một người
Pha-ri-sêu tên là Ga-ma-li-ên đứng lên giữa Thượng Hội Đồng; ông là một kinh sư
được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các đương sự ra ngoài một lát. 35Rồi ông nói với Thượng
Hội Đồng: "Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị
sắp làm cho những người này. 36Thời gian trước đây, có Thêu-đa nổi lên, xưng mình là một
nhân vật và kết nạp được khoảng bốn trăm người; ông ta đã bị giết, và mọi kẻ
theo ông cũng tan rã, không còn gì hết. 37Sau ông, có Giu-đa
người Ga-li-lê nổi lên vào thời kiểm tra dân số, và lôi cuốn dân đi với mình; cả
ông này cũng bị diệt, và tất cả những người theo ông ta đều bị tan tác. 38Vậy giờ đây, tôi
xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay
công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; 39còn nếu quả thật là
do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được; không khéo quý vị lại
thành những kẻ chống Thiên Chúa." Họ tán thành ý kiến của ông. 40Họ cho gọi các Tông
Đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả
các ông ra. 41Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được
coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su. 42Mỗi ngày, trong Đền
Thờ và tại tư gia, các ông không ngừng giảng dạy và loan báo Tin Mừng về Đức
Ki-tô Giê-su.
(Trích
Sách Tông Đồ Công Vụ theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ
http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
“Nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được;
không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa.” Có lẽ có nhiều người đã dựa vào câu nói này để
tự hào rằng sự hình thành và tồn tại của Kitô giáo cho đến ngày nay chính là dấu
chỉ Kitô giáo là một đạo thật. Điều này
không sai. Tuy nhiên vấn đề Kitô giáo bền
lâu có ý nghĩa gì đối với tôi, gia đình tôi, xứ đạo tôi? Tôi có thể dùng câu Kinh Thánh trên để xét
mình về những lời nói cũng như việc làm của tôi có thật sự đến từ Chúa
chăng? Nếu là từ Chúa thì hoa trái sẽ
sum xuê và bền lâu.
2.
Dẫu bị cấm đoán, bách hại và gặp rất nhiều trở ngại, họ đã không ngừng
giảng dạy và loan báo Tin Mừng về Chúa Giêsu.
Trong hoàn cảnh hạn hẹp của tôi, trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, tôi
có sẵn sàng hy sinh để loan báo Tin Mừng về Đức Kitô chăng? Đâu là những giây phút tôi muốn buông xuôi,
không muốn sống vui, sống tha thứ và yêu thương, tất cả chỉ vì hoàn cảnh không
thuận lợi? Tôi có thể nói chuyện với các
Tông đồ trong lúc này.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment