Ê-phê-xô 6:1-4
1Thưa anh em, kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo
tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. 2 Hãy tôn kính
cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm
theo lời hứa: 3Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt
đất này. 4 Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức
giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
(Trích
Thư Ê-phê-xô, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Hôm nay Mồng Hai Tết, Giáo hội
Việt Nam dùng ngày thứ hai đầu năm để cầu nguyện cho các bậc sinh thành, còn
sống cũng như đã qua đời. Đây là một
việc làm rất đẹp mà văn hóa Việt Nam cũng rất quý trọng. Hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là
điều răn thứ Tư trong Mười Điều Răn của Chúa đòi hỏi mọi người phải giữ. Lời dạy này trải dài trong nhiều sách của Cựu
Ước và Tân Ước, như tôi thấy trong bài đọc hôm nay. Để có một lễ đặc biệt vào đầu năm cầu nguyện
về lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên quả là cần thiết, một lời nhắc nhở mạnh
cho cả năm. Bởi, chữ hiếu thật dễ làm
khi tôi còn lệ thuộc vào cha mẹ về tài chánh, khi cha mẹ còn khỏe mạnh minh mẫn;
nhưng, chữ hiếu quả là một thách đố lớn khi tôi giầu có và giỏi hơn cha mẹ; đặc
biệt, khi cha mẹ càng ngày càng già yếu, ăn không được, đi không vững, nhìn
chẳng rõ, tai nghe nghễnh ngãng, nói năng thiếu thận trọng, ăn uống vương vãi,
chẳng còn khả năng làm chủ được vệ sinh cá nhân và ốm đau liệt giường. Khi ấy, tôi rất dễ nổi nóng với cha mẹ, thậm
chí mắng chửi cha mẹ như mắng con; ấy là chưa kể, có khi tôi lại còn thầm cầu
mong cho cha mẹ chết sớm! Dù hiếu thảo
là một điều thiêng liêng cao quý mà văn hóa Việt rất trân quý và cổ võ, thế
nhưng trong thực tế, càng ngày lại đang xảy ra, nhan nhản, những cảnh cha mẹ bị
bỏ rơi cô quạnh ở nhà, hoặc trong các viện dưỡng lão, chẳng con cháu nào viếng thăm,
thậm chí có những cha mẹ bị con cái cướp luôn nhà cửa phải lang thang đầu đường
xó chợ. Hôm nay là ngày đầu năm, tôi
muốn lấy những lời dạy của Thánh Phao-lô và những câu ca dao Việt Nam để suy
niệm, cầu nguyện và nhắc nhở chính mình, như: “Lúc sống thì chẳng cho ăn, đến khi thác xuống làm văn tế ruồi”,
hoặc,“Sống thì chẳng cho ăn nào; chết thì
cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.” Tôi dành
giây phút này cầu nguyện cho chính mình, biết sống trọn tình hiếu thảo, đúng với
những gì Chúa dạy và những giá trị văn hóa về chữ hiếu của người Việt Nam.
2.
Tôi đọc lại những lời của Thánh
Phao-lô trên và nhìn vào vai trò của tôi trong gia đình. Tôi có đang sống đúng vai trò của tôi trong
gia đình? Tôi đang rất khó thương một ai
đó trong gia đình lúc này? Tôi xin Chúa
cho tôi sức mạnh và lòng quảng đại dám thương người thân ấy trong gia
đình. Ai trong gia đình đã từng làm tổn
thương tôi? Tôi cầu xin cho sự can đảm
dám tha thứ cho người đó. Tôi đã từng
làm tổn thương ai trong gia đình? Tôi
xin cho người đó được ơn chữa lành.
0 comments:
Post a Comment