Gia-cô-bê 1:1-11
1Tôi là Gia-cô-bê, tôi tớ của Thiên Chúa
và của Chúa Giê-su Ki-tô, kính gửi mười hai chi tộc đang sống tản mác khắp nơi.
Chúc anh em được an vui mạnh khoẻ! 2 Thưa
anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách
trăm chiều. 3 Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử
thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. 4 Chớ gì anh em chứng tỏ
lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có
chi đáng trách, không thiếu sót điều gì. 5 Nếu ai trong anh em
thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi,
không quở trách. 6 Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng
tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật
xuống.
(Trích Thư Gia-cô-bê, bản dịch
của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Tuần
này Giáo hội bắt đầu đọc và cầu nguyện với Thư Gia-cô-bê. Thư Gia-cô-bê được viết có lẽ trước năm 70
A.D., hoặc giữa năm 90-100 A.D. Thư
Gia-cô-bê đã từng và vẫn còn gặp nhiều tranh luận, như: ai thực sự là tác giả, có
đáng được đưa vào sách thánh không? Nhiều
người cho rằng, thư này là của Thánh Gia-cô-bê, người “anh em của Chúa” (Mt 13:55),
đứng đầu giáo đoàn đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem và đã tử đạo năm 62, đồng thời cũng
được Sách Công vụ nhiều lần nhắc tới (12:17; 15:13-21; 21:18-26). Từ những thế kỷ đầu Thư Gia-cô-bê đã không
được đưa vào danh mục các sách của Kinh Thánh, mãi cho đến thế kỷ thứ IV; tuy
nhiên lại xảy ra tranh cãi bởi những đối chọi về lập trường đức tin giữa các thư
của Phao-lô và Thư Gia-cô-bê, bên cạnh tính trung thực của tác giả. Bởi nếu nói tác giả là Gia-cô-bê, tức là
người Palestine, nhưng thư lại được viết bằng tiếng Hy-lạp, rất chau
chuốt. Ngoại trừ các thư của Phaolo, bảy
thư còn lại trong bộ Tân Ước như: Thư Gia-cô-bê, Thư Gioan, Thư Phê-rô và Thư
Giu-đa được xếp vào loại những lá thư chung (catholic letters), tức không được viết ra cho một cộng đoàn nào cụ
thể nào, nhưng là viết chung chung; như tôi thấy trong phần mở đầu của bài đọc
hôm nay, tác giả gởi chung cho mười hai chi tộc, tức tất cả những người Do-thái
đang sống tản mát khắp nơi. Thư không có
tính giáo điều mà chỉ có tính khuyên răn, khích lệ mọi người sống đức tin mạnh
mẽ, đặc biệt không thể tin trong lòng mà đủ, nhưng phải thể hiện đức tin một
cách cụ thể, như: thể hiện tình tương thân tương ái với nhau, để ý lời ăn tiếng
nói có thể làm tổn thương nhau, và để ý chăm sóc những người nghèo khó quanh
mình, đừng để vì tiền bạc mà sinh ra bên trọng bên khinh.
2.
Bài
đọc hôm nay tập trung vào lời khuyên sống đức tin sao cho mạnh mẽ, dù có bị
gian nan thử thách. Đây là con đường của
đức tin; phải trải qua gian nan thử thách, đức tin của tôi mới trưởng thành và
mạnh mẽ. Đức tin của tôi có đang gặp
những thử thách nào? Tôi có nản chí,
chạy trốn, hay than trách Chúa? Nếu đức
tin của tôi có đang gặp những thử thách nào, tôi có thể dõi nhìn chân dung Chúa
Kito bị treo chết bất công trên thập giá để được thêm sức, dám đi tiếp những
bước đi của niềm tin, cho đến trọn đời. Tôi
có thể đọc lại những lời khuyên của Gia-cô-bê trong bài đọc hôm nay để được
mạnh mẽ hơn đi tiếp con đường đức tin, cho đến trọn ngày hôm nay.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment