Rô-ma 1:1-7
1 Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su;
tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.2 Tin
Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.3 Đó
là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.4 Nhưng
xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con
Thiên Chúa với tất cả quyền năng.5 Nhờ Người, chúng tôi đã nhận
được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin
Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.6 Trong số đó, có cả anh em,
là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.7 Kính
gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi
làm dân thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng
và bình an.
(Trích Thư Rô-ma bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.conggiaovietnam.net/kinhthanh/tanuoc.htm)
Gợi ý
cầu nguyện
1. Hôm nay Giáo hội bắt
đầu đọc đến thư của Thánh Phao-lô gởi Cộng đoàn Rô-ma. Bài đọc hôm nay nằm trong phần lời chào và
giới thiệu của thư. Nhưng ngay ở lời
giới thiệu này tôi có thể đọc thấy niềm tin mãnh liệt của Phao-lô vào Chúa Giêsu,
dù ông chưa hề sống bên cạnh Chúa Giêsu như những môn đệ hay tông đồ khác. Tôi có thể thấy Phao-lô tự hào về niềm tin
của ông vào Chúa Giêsu. Ông nói về Chúa Giesu như một tin vui rất lớn luôn tuôn trào nơi cửa miệng, không thể giữ riêng cho ông. Điều này có là
một câu hỏi về đời sống đức tin của tôi không?
Niềm tin vào Chúa Giêsu của tôi mãnh liệt đến mức nào, dám tự hào nói về
niềm tin này cho mọi người không? Tôi
muốn nói gì với Chúa Giêsu trong lúc này về đức tin của tôi?
2. Ở cuối bài đọc hôm
nay, Giáo hội trích những lời thật đẹp của Phao-lô: “Kính gởi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu
thương!” Tôi thử hình dung những lời
này của Phao-lô cũng dành cho tôi, tôi cảm thấy tương quan và nếp sống giữa tôi
với Chúa có khác không? Tôi có thể bắt
chước Phao-lô nhìn những người xung quanh trong một niềm tin và thiện cảm như
vậy không? Một khi tôi có thể gọi người
khác là những người được Chúa yêu thương, tôi sẽ có một thái độ hài hòa, yêu
thương với họ. Giờ cầu nguyện này có thể
là lúc tôi xin Chúa giúp tôi từ nay trở đi biết tập nhìn mọi người xung quanh
bằng ánh mắt của yêu thương, là những người thuộc về Chúa.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment