Rôma 5:5b-8
5Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ
Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta.6 Quả vậy, khi
chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ
hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta.7 Hầu như không
ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện
chăng.8 Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta
còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
(Trích Thư Rôma bản dịch của Nhóm Phiên
Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Phao-lô có một niềm tin mạnh mẽ và một tình yêu thật
lớn đối với Thiên Chúa, khiến ông có thể viết ra được những lời có sức chữa
lành và đầy hy vọng. Trong giây phút
này, tôi có thể dừng ngay ở câu đầu tiên trong đoạn trích hôm nay: “Thiên Chúa đã đổ tình
yêu của Người vào lòng chúng ta.” Tôi muốn cảm
nghiệm tình yêu ấy của Thiên Chúa đang tuôn chảy vào lòng tôi, như ly nước tôi
uống đang thấm dần trong từng cơ phận của tôi, làm vơi đi sự đói khát tâm linh,
chữa lành những vết thương nội tâm, nâng đỡ những mỏi mệt tâm hồn, và xoa dịu
những nhọc nhằn trong ngày sống của tôi.
Lạy Chúa xin tiếp tục mưa hồng ân, cho lòng con được chữa lành bởi ân
sủng của Ngài!
2. Đạo Phật có một linh
đạo thật đẹp giúp chúng sinh tự thoát khổ, bằng con đường tự thanh luyện của
luân hồi. Khác với Phật giáo, Kitô giáo
là tôn giáo cứu độ. Chúng ta thoát khổ
nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô.
Cái hấp dẫn của Kitô giáo là, tôi không cần phải hoàn hảo mới được cứu
độ! Phao-lô trong bài đọc hôm nay viết: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là
những người tội lỗi; đó là bằng chứng
Thiên Chúa yêu thương chúng ta.” Có bao giờ
tôi tự hào về niềm tin của tôi, về tình yêu của Chúa ban tặng cho tôi, một cách
nhưng không và vô điều kiện, cho dù tôi còn là một tội nhân? Ngày nào tôi còn sống, ngày đó tôi còn phạm
tôi. Vậy lời Chúa qua thư của Phao-lô có
là một hy vọng lớn cho tôi không? Tôi
muốn nói gì với Chúa trong lúc này? Một
lời cảm ơn chăng? Một lòng biết ơn sâu
xa chăng? Một lời tỏ tình cùng Chúa
chăng?
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment