Tuesday, October 24, 2023

Thứ Tư Tuần XXIX Thường Niên – Năm A – 25-10-2023

Thu Tu XXIX TN

Rô-ma 6:12-18

12Thưa anh em, đừng để tội lỗi thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. 13 Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa.  Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa. 14 Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng. 15 Vậy thì sao?  Chúng ta cứ phạm tội ư, vì chúng ta không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng?  Không đời nào! 16 Anh em không biết sao?  Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai, thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi, thì sẽ phải chết; hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa, thì sẽ được nên công chính. 17 Tạ ơn Thiên Chúa!  Trước kia anh em làm nô lệ tội lỗi, nhưng nay anh em đã hết lòng vâng theo quy luật đạo lý đã đào tạo anh em. 18 Anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở thành nô lệ sự công chính.

(Trích Thư Rô-ma, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ  https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)

Gợi ý cầu nguyện

1.     Trong bài đọc hôm nay, Thánh Phao-lô mời gọi những ai nghe lời ngài hãy nhận ra rằng, đôi khi chúng hành động như “công cụ của sự ác”.  Tôi có thể nhận ra khả năng đó, thực tế hay tiềm năng, trong cuộc sống của chính tôi đến mức nào?  Thay vào đó, Phao-lô mời gọi cộng đoàn hãy hành động như “công cụ của sự công chính”.  Hãy nhớ lại một vài lần chính tôi đã hành động theo cách này.  Trong phần thứ hai của bài đọc, Thánh Phao-lô nhắc nhớ và củng cố lại căn tính của đời sống Kitô hữu.  Chúng ta không đơn giản chỉ là “công cụ” của tội lỗi hay sự công chính, mà đúng hơn là “nô lệ” của chúng.  Phản ứng của tôi trước sự thay đổi giọng điệu này là gì?

2.     Tôi đọc lại bài đọc trên một lần nữa và chú ý đến cách Phao-lô nhìn thấy kết quả của cuộc chiến giữa tội lỗi và sự công bình như thế nào.  Tôi dành cả phần thời gian còn lại của giờ cầu nguyện nói với Chúa bằng chính lời nói của tôi về phản ứng của tôi trước lời mời trở thành “nô lệ của sự công chính”.

Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment