Mát-thêu 13:24-30
24 Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn
khác: "Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.25 Khi mọi người
đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.26 Khi lúa mọc
lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.27 Đầy tớ mới đến
thưa chủ nhà rằng: "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng
ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?" Ông đáp: "Kẻ thù đã làm
đó!" Đầy tớ nói: "Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?"29
Ông đáp: "Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.30 Cứ
để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy
gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho
tôi."
(Trích Phúc âm Mát-thêu bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các
Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Dụ ngôn hôm nay là một
câu chuyện để dạy về đời sống cộng đoàn Mát-thêu, nhưng tôi có thể thấy đây
cũng là câu chuyện của gia đình tôi, cộng đoàn tôi hôm nay. Hóa ra đời sống cộng đoàn ở thời đại nào và
văn hóa nào cũng thế, tôi thích gọi tôi là lúa và người này người kia là cỏ
lùng và tôi thích nhổ cỏ, bứng họ ra khỏi tôi, khỏi gia đình tôi, khỏi xứ đạo
tôi. Tôi là lúa và không muốn sống chung
với cỏ lùng. Tôi muốn xem lại đời sống của
tôi, của gia đình và xứ đạo tôi xem, tôi đã gọi ai là cỏ lùng và đã có lần nào
tôi muốn nhỏ cỏ họ? Tôi muốn xin lỗi
Chúa về những lần đó và xin Chúa cũng chữa lành họ.
2. Chúa Giêsu nói cứ để cả
hai mọc lên cho đến mùa gặt. Có hai điểm quan trọng trong câu nói này: 1) Lúa và cỏ lùng là hai thứ rất giống nhau, nên rất
khó để phân biệt. Chúng chỉ có thể dễ
phân biệt khi chúng đâm bông kết trái. 2) Quyền phán quyết là của Chúa, không phải quyền
của tôi. Chỉ có Chúa là đấng thấu tỏ
lòng người, Ngài biết rõ ai thật sự là cỏ và ai thật sự là lúa. Tôi muốn xin Chúa cho tôi được lòng nhân,
lòng nhẫn để dám chấp nhận và kiên nhẫn trước những anh chị em xung quanh mà tôi vốn
xem họ là cỏ.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment