Mác-cô 12:1-12
1Đức Giê-su bắt đầu dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: “Có người kia otrồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. 2 Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. 3 Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. 4 Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục. 5 Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đánh, người thì họ giết. 6 Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nói: ‘Chúng sẽ nể con ta.’ 7 Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: ‘Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta.’ 8 Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho. 9 Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. 10 Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. 11 Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta!”
(Trích Phúc âm Mác-cô, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1. Bài đọc hôm nay tiếp nối trính thuật từ chương 11 về những chất vấn của các kinh sư, Pha-ri-sêu và kỳ mục đối với Chúa Giesu. Bài đọc hôm nay cho tôi thấy, khi biết Ngài kể ngụ ngôn trên để chống lại họ, họ muốn bắt Ngài nhưng lại sợ đám đông. Thế là họ bỏ Ngài mà đi. Rõ ràng, Chúa Giê-su không dễ bị lừa bởi những người Pha-ri-si và phe Hê-rốt xảo quyệt! Ngài biết người ta có thể che giấu sự xúc phạm bằng cách bao bọc nó bằng những lời tâng bốc giả tạo. “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thành… và dạy đường lối của Thiên Chúa”… Đã có lúc nào có người nào đó nói với tôi theo cách này chưa? Đối với tôi điều đó như thế nào? Có lẽ Chúa Giêsu cũng cảm thấy như vậy… Đôi khi một người dường như có nhiều kiến thức hơn tôi, có năng khiếu đặc biệt hoặc trải nghiệm cụ thể mà tôi có thể không có. Khi điều này xảy ra, tôi có thể vui mừng trước những món quà của người khác không? Hay tôi thấy điều này khó khăn?
2. Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần nữa và chú ý cách Chúa Giêsu đối phó với sự nịnh nọt và thủ đoạn này – hãy chú ý thái độ của Ngài đối với tất cả những điều này. Tại sao bây giờ không nói chuyện với Chúa Giêsu về cách Ngài xử lý những người chỉ trích Ngài? Hãy nói với Ngài điều tôi thích hoặc ngưỡng mộ về cách tiếp cận của Ngài. Hãy yêu cầu Ngài giúp tôi trở nên giống Ngài hơn theo cách cụ thể đó.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment