I-sai-a 50:4-9a
4Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi
biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức.
Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như
một người môn đệ. 5 Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi,
tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. 6 Tôi đã đưa lưng cho
người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ
nhổ. 7 Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không
hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi
biết mình sẽ không phải thẹn thùng. 8 Đấng tuyên bố rằng tôi công
chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với
tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi! 9 Này, có Đức
Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội?
(Trích
Sách I-sai-a, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Chỉ còn một ngày nữa cả Giáo hội sẽ bước vào Tam Nhật Thánh. Các bài đọc của những ngày này cho tôi thấy, Phụng
vụ Tuần Thánh đồng nhất nỗi đau khổ đầy kiên nhẫn của Người Tôi Trung với nỗi
đau khổ của Chúa Giêsu, nhưng Ngài không phải là kẻ dễ bị khuất phục. Các bài đọc trình bày những mẩu chuyện rất gay
cấn. Qua đó chúng cho tôi thấy rằng: Tin
tưởng vào Thiên Chúa mang lại cho Người Tôi Trung sự tự tin và lòng can đảm. Tôi đã tìm thấy sức mạnh ở đâu giữa nỗi đau
khổ trong trải nghiệm của chính mình?
I-sai-a nhấn mạnh sự giúp đỡ của Chúa như một điều gì đó đáng tin cậy mà
mọi người có thể tin, ngay cả khi mọi việc trông có vẻ tồi tệ. Sự phục tùng Thiên Chúa của Người Tôi Trung
không phải là một thất bại mà là một kinh nghiệm về sự kết hợp thâm sâu với
Đấng mà mình tôn thờ. Nó mang lại sức
mạnh và khả năng phục hồi và vươn lên trong những lúc khó khăn. Tôi muốn nói gì về ý tưởng này?
2.
Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần nữa và để để ý những lời nào còn
vang vọng và đọng lại trong tâm trí tôi?
Tại sao? I-sai-a mô tả về đau khổ
thật sinh động. Sự đau khổ ấy bao gồm sự
sỉ nhục và bạo lực mà Chúa Giêsu phải chịu. Chúa Giêsu không ca ngợi sự đau khổ, và trong
thực tế, đôi khi tôi có thể đã gặp phải những thử thách vô cùng lớn đối với đức
tin của mình. Tôi muốn nói gì với Chúa Giêsu
về điều này? Tôi kết thúc giờ cầu nguyện này
bằng Kinh Dâng Hiến của Thánh I-nha-xi-ô: “Lạy Chúa, xin nhận lấy tất
cả tự do, trí nhớ, trí hiểu, và cả ý chí con, tất cả những gì con có, và đang
làm chủ. Mọi sự ấy, Chúa đã ban cho con, nay con xin dâng lại cho
Chúa. Tất cả là của Chúa, xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý
Chúa. Chỉ xin ban cho con tình yêu và ân sủng của
Chúa. Đối với con, thế là đủ. Amen.”
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment