Mát-thêu
28:8-15
8Khi ấy, các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất
đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay. 9 Bỗng
Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái
lạy Người. 10 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em
đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để
họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” 11 Các bà đang đi,
thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết
mọi việc đã xảy ra. 12 Các thượng tế liền họp với các kỳ
mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, 13và bảo:
“Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của
hắn đã đến lấy trộm xác. 14 Nếu sự việc này đến tai quan
tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô
sự.” 15 Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người
Do-thái cho đến ngày nay.
(Trích
Phúc âm Mát-thêu, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1. Hôm nay cả Giáo Hội bước vào
Mùa Phục Sinh. Tôi đã hướng tới thời
điểm này trong vài tuần chuẩn bị vừa qua. Bài đọc hôm nay được trích gần như từ những
lời cuối cùng của Tin Mừng Mát-thêu. Tôi
đã thấy trong đoạn văn rằng, các bà rất “sợ hãi và vui mừng khôn xiết” khi họ
rời khỏi ngôi mộ. Tôi có thể hình dung
điều này sẽ như thế nào đối với họ không? Có lẽ thậm chí tôi đã từng cảm thấy như thế
này trước đây, ở một kinh nghiệm nào đó trong cuộc đời…? Hãy hình dung các bà báo tin này cho các môn
đệ, bảo họ đi đến Ga-li-lê để gặp Chúa Giê-su…bạn và là Thầy của họ, người đã
được an táng trong mộ chưa đầy ba ngày trước đó… Nếu là tôi, tôi sẽ phản ứng thế nào trước chỉ
dẫn này?
2. Bây giờ tôi đọc lại bài đọc
trên một hoặc nhiều lần nữa và để ý xem có điều gì thu hút sự chú ý của tôi
cách đặc biệt? Để ý xem đó là gì… Để ý xem, chúng dẫn tôi vào tương quan với
Chúa Giêsu Phục Sinh như thế nào: hoài nghi, sợ hãi, tin tưởng, mạnh mẽ, hy
vọng, yêu mến… Cuối cùng, hãy nhìn lại
thời gian cầu nguyện này và suy ngẫm về những trải nghiệm của tôi trong giờ cầu
nguyện này. Tôi có thể tập hợp chúng lại
với nhau thành một lời nguyện để nói với Chúa Giêsu hay với Thiên Chúa không? Tôi kết thúc giờ cầu nguyện này bằng bài hát,
“Chúa Sống Lại Rồi,” sáng tác của Lm.
Thành Tâm, do Thanh Thảo trình bày, qua đường dẫn sau: https://www.youtube.com/watch?v=HbpNAobT5vQ
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment