Xuất Hành 1:8-14, 22
8Thời ấy có một vua mới lên trị vì nước
Ai-cập, vua này không biết ông Giu-se. 9 Vua nói với dân
mình: “Này đám dân con cái Ít-ra-en đông đúc và hùng mạnh hơn chúng ta. 10 Chúng
ta hãy dùng những biện pháp khôn ngoan đối với dân đó, đừng để chúng nên đông
đúc, kẻo khi có chiến tranh, chúng hùa với địch mà đánh lại chúng ta, rồi ra
khỏi xứ.” 11 Người ta bèn đặt lên đầu lên cổ họ những viên
đốc công, để hành hạ họ bằng những việc khổ sai; họ phải xây cho Pha-ra-ô các
thành làm kho lương thực là Pi-thôm và Ram-xết. 12 Nhưng
chúng càng hành hạ họ, thì họ càng nên đông đúc và lan tràn, khiến chúng đâm ra
sợ con cái Ít-ra-en. 13 Người Ai-cập cưỡng bách con cái
Ít-ra-en lao động cực nhọc. 14 Chúng làm cho đời sống họ
ra cay đắng vì phải lao động cực nhọc: phải trộn hồ làm gạch, phải làm đủ thứ
công việc đồng áng; tóm lại, tất cả những việc lao động cực nhọc, chúng đều
cưỡng bách họ làm… 22 Pha-ra-ô ra lệnh cho toàn dân của mình:
“Mọi con trai Híp-ri sinh ra, hãy ném xuống sông Nin; mọi con gái thì để cho
sống.”
(Trích Sách Xuất Hành, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1. Bài đọc hôm nay đưa người đọc vào một thế giới khó khăn đầy sợ hãi. Nó đặt trước mắt người đọc vòng xoay của những
kinh hoàng và áp bức… cùng những hậu quả nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, có thể nói bài đọc hôm nay là một
lời mời - hãy xem xét cách nỗi sợ hãi vận hành trong cuộc sống của tôi để tôi
có thể vạch mặt và điều khiển nó. Nhưng
trước tiên, hãy để tâm trí tôi gợi lên một bức chân dung giàu trí tưởng tượng về
những người Ai Cập xa xưa ấy. Hãy quan
sát họ khi họ trải qua cuộc sống hàng ngày – để ý cách họ gặp gỡ dân Do-thái… Hãy lắng nghe họ bày tỏ nỗi sợ hãi rằng họ
sắp bị cuốn vào chính đất nước của họ… Hãy
xem sự thù địch sinh ra và lớn lên như thế nào…
Câu chuyện cung cấp cho tôi nhiều chi tiết về thái độ cứng rắn của người
Ai Cập – và thậm chí bị thao túng.
2. Khi đọc lại câu chuyện trên, hãy chú ý một số yếu tố góp phần có thể biến
nỗi sợ hãi thành sự áp bức đến tàn nhẫn. Tôi để ý và thấy những gì? Đây là một bài đọc đầy thách thức vào ngay
lúc bắt đầu một tuần mới. Có thể nó đã
khơi dậy những ký ức hoặc suy tư khiến tôi cảm thấy khó đón nhận. Hãy dành một chút thời gian để nói chuyện với
Chúa, tin tưởng vào lòng thương xót và tình yêu thương vô hạn của Ngài.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment