Mát-thêu 1:1-17
1Đây là gia phả
Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham:
2Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và
các anh em ông này; 3Giu-đa ăn
ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-rôn; Khét-rôn sinh A-ram; 4A-ram sinh Am mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh
Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn; 5Xan-môn lấy Ra
kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê; 6Gie-sê sinh Đa-vít. Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn;
7Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa; 8A-xa sinh Giô-sa-phát; Giô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia; 9Út-di gia sinh Giô-tham; Giô-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia; 10Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia; 11Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và
các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon. 12 Sau
thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; 13Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi
hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; 14A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khim; A
khim sinh Ê-li-hút; 15Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; 16Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của
bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.
17 Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Áp-ra-ham đến
vua Đa-vít, là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon,
là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô,
cũng là mười bốn đời.
(Trích Phúc âm Mát-thêu, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ
Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Mùa Vọng Nào cũng
thế, cứ gần đến ngày Lễ Giáng Sinh Giáo hội lại mời gọi tôi cầu nguyện và suy
niệm về bài đọc trên, qua đó có thể giúp tôi biết được nguồn gốc của Chúa Cứu
Thế giáng sinh. Tuy nhiên, gia phả trên
không chỉ nói về nguồn gốc Thiên Chúa giáng trần, cho bằng giúp tôi nhận thấy
tôi cũng có chỗ đứng trong gia phả của Ngài.
Trước hết, dân Do-thái được gọi là dân riêng của Chúa và họ rất tự hào
về điều này, đến mức, họ coi những dân khác như rác rưởi, không đáng được Thiên
Chúa thương. Ấy vậy mà, trong gia phả
của Chúa Giêsu lại xuất hiện bốn người dân ngoại, mà họ lại là nữ giới, trong
một gia phả nặng tính phụ hệ. Bốn lần
xuất hiện của bốn người nữ trong phả hệ của Chúa Giêsu đều là những lần Thiên
Chúa can thiệp một cách đặc biệt trong phả hệ ấy. Những sự lạ này như thể chuẩn bị cho lần can
thiệp đặc biệt về sự mang thai của Mẹ Maria.
Mát-thêu muốn nói gì ở đây? Phải
chăng Mát-thêu muốn nói Chúa Giêsu là điểm đến của Cựu Ước, tức là đã đến thời
kỳ đổi mới. Thiên Chúa đến thay đổi tất
cả những thói nghĩ cũ kỹ để, từ hôm nay mọi sự phải mới và phải nghĩ khác đi. Đâu là những thành kiến, những lối nghĩ cũ kỹ
trong tôi mà Chúa mời gọi tôi phải thay đổi, phải mở ra? Có những vấn đề gì cụ thể đang xảy ra trong
tôi, khiến tôi không thể thích ứng được với những cái nhìn hiện tại và trào lưu
của thời đại? Tôi ngồi bên Chúa Giêsu,
xin được Ngài hướng dẫn và can đảm mở ra với mọi người.
2.
Thứ hai, trong phả
hệ này không chỉ có những người lành thánh, nhưng còn có rất nhiều những người
xấu xa, tội lỗi ngập đầu. Ấy vậy, họ vẫn
được kể trong gia phả của Chúa Giêsu, hay nói một cách khác, Thiên Chúa không
ngại khi đến với đủ mọi thành phần trong xã hội: đau khổ, tôi lỗi, thấp hèn để
được họ và để cứu họ. Đây có phải là một
hy vọng trong tôi? Tôi có cảm thấy có
thêm sức mạnh để tiếp tục theo Chúa hoặc trở về với Ngài không? Tôi ngồi bên Chúa Giêsu, chia sẻ với Ngài tất
cả những băn khoăn trong tôi, đồng thời cũng chỉa sẻ niềm vui được Chúa kể vào
gia phả của Ngài.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment