Mác-cô 3:1-6
1 Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay.2 Họ
[Những người Pha-ri-sêu] rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát
không, để tố cáo Người.3 Đức Giê-su bảo người bại tay:
"Anh trỗi dậy, ra giữa đây!"4 Rồi Người nói với họ:
"Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết
đi?" Nhưng họ làm thinh.5 Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn
họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra!"
Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.6 Ra khỏi đó,
nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.
(Trích Phúc âm Mác-cô bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh
Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý
cầu nguyện:
1.
Có một điều nổi bật
trong các phúc âm đó là, sự xuất hiện của những người Pha-ri-sêu rất thường
xuyên và nhiều, như muỗi vậy! Dường như
họ xuất hiện trong mọi biến cố mục vụ của Chúa Giêsu! Họ luôn có những suy nghĩ trái chiều và bắt
bẻ Chúa Giêsu đủ điều. Họ có một lối giữ
lề luật một cách máy móc, thiếu tình người.
Bài đọc hôm nay nói, Chúa Giêsu giận dữ, đau buồn vì thái độ vô cảm của
họ. Tuy nhiên, trong giờ cầu nguyện này
tôi cũng phải hỏi lòng tôi: Liệu có tính Pha-ri-sêu trong tôi không, mỗi khi tôi
cứng ngắc với sách vở và quy tắc, thiếu uyển chuyển, thiếu tình thương và sự
thông cảm với từng hoàn cảnh? Hóa ra,
khi phúc âm nhắc đến những người Pha-ri-sêu, không chỉ nói đến một nhóm hành
đạo đầy khắc kỷ ngày xưa nhưng còn nói đến tôi ngày hôm nay nữa. Tôi muốn nói gì với Chúa mỗi khi tôi trở nên
khắt khe, chỉ trích người khác, thiếu tình người và thiếu cảm thông trong lời
nói của tôi? Liệu Chúa Giêsu có giận dữ
và buồn lòng về thái độ thích chỉ trích, gièm pha của tôi?
2.
Có lẽ tôi muốn lấy câu hỏi của Chúa Giêsu: "Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người
hay giết đi?" để hướng dẫn mọi suy tính của tôi khi phải phân vân giữa
giữ luật và cứu người. Tôi xin Chúa cho
tôi sự khôn ngoan để dám ra khỏi những gì là thoải mái và yên lòng trong cách
nghĩ của tôi để phục vụ tha nhân. Kể từ
hôm nay, phương châm sống của tôi phải là: “Lề luật vì con người, chứ không
phải con người vì lề luật.”
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment