1Gioan 3:15-19
15 Phàm ai ghét anh em mình, ấy
là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại
trong nó.16 Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là
gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta
cũng phải thí mạng vì anh em.17 Nếu ai có của cải thế gian và
thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao
tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?18 Hỡi anh em là
những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng
phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm.19 Căn cứ vào
điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được
an lòng trước mặt Thiên Chúa.
(Trích Thư Gioan I bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng
Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Ôi lời Chúa hôm nay làm tôi thật khó nghĩ chăng? Bởi có ai sống trong đời mà chẳn ghét ai, ít
là một lần? Mà nếu tôi đã từng ghét ai,
hay đang ghét ai, lời Chúa nói: sự sống đời đời sẽ không ở lại trong tôi. Nếu tôi có ghét ai trong lúc này, có lẽ đây
là lúc tôi muốn xin lỗi Chúa, xin Ngài giúp tôi, nếu chẳng thôi ghét họ ngay lập
tức, cũng xin cho tôi bớt ghét họ dần dần, để mỗi ngày sự ghét vơi đi thì sự sống
được lấp đầy trong tôi. Tôi muốn nói
chuyện với Chúa trong lúc này về tấm lòng của tôi, có thể đang bị chết dần vì sự
ghét đang chiếm lấy tâm hồn tôi.
2.
Lời Chúa hôm nay cũng nói đến một đức tin cụ thể và sống động. Tôi không thể mong muốn Chúa thương tôi, ban
ơn cho tôi, mà lại không thương giúp đỡ những người đồng loại đang cần sự giúp
đỡ của tôi. Đức tin phải đi đôi với việc
làm. Cầu nguyện cũng phải đi đôi với đời
sống bên ngoài giờ cầu nguyện. Nếu tôi cầu
nguyện xong mà lòng cứ bình chân như vại, chẳng một chút thương cảm hay mở lòng
giúp đỡ người khác, có lẽ tôi đang cầu nguyện sai, hoặc tôi đã gặp ai đó trong
cầu nguyện, chắc chắn tôi chưa gặp Chúa.
Tôi muốn bàn chuyện với Chúa những việc làm và quyết tâm cụ thể về những
gì tôi muốn làm và sẵn lòng thực hiện sau giờ cầu nguyện này.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment