Mác-cô 2:18-22
18 Bấy giờ các môn đệ ông Gio-an và các người Pha-ri-sêu đang ăn
chay; có người đến hỏi Đức Giê-su: "Tại sao các môn đệ ông Gio-an và các
môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ôsng lại không ăn chay?"19 Đức
Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng
rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được.20 Nhưng
khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó.21 Chẳng
ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ,
khiến chỗ rách lại càng rách thêm.22 Cũng không ai đổ rượu mới
vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu
cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới!"
(Trích Phúc âm Mác-cô bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh
Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý
cầu nguyện:
1.
Thời buổi nào và văn
hóa nào Giáo hội cũng gặp phải lối thực hành đức tin kiểu so sánh và phân bì:
Tại sao nhóm kia làm thế này mà nhóm của tôi lại không? Nhóm của tôi đã đi sai truyền thống rồi, và
nhóm kia mới là chính thống! Bài đọc hôm
nay cũng ghi nhận một sự so sánh thời xưa giữa các đồ đệ của Gioan và các đồ
đệ của Chúa Giêsu. Ngày hôm nay kiểu so
sánh như vậy cũng vẫn lập lại; chẳng hạn, giữa những người rước lễ bằng miệng
và những người rước lễ bằng tay—nhóm này chê nhóm kia không kính Chúa đủ. Hoặc, một số người đòi rằng Thánh lễ phải được
cử hành bằng tiếng La-tinh, trong khi đó những người khác cổ võ Thánh lễ phải
cử hành bằng tiếng địa phương! Dù thực
hành đạo bằng cách nào đi nữa, khi so sánh như vậy tôi đã đánh mất một điều:
tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Một
khi tôi đi vào trong tương quan mật thiết mang tính cá vị với Thiên Chúa, mọi
thứ khác đều chỉ là hình thức bề ngoài. Cụ
thể, trong giây phút này: tôi đang đến với Chúa bằng thái độ nào? Tôi cầu nguyện vì muốn ở với Chúa hay để tỏ
ra đạo đức, hoặc để tôi yên tâm vì đã làm xong bổn phận? Tôi muốn nói gì với Chúa trong lúc này?
2.
Bài đọc hôm nay, Chúa Giêsu
kết thúc bằng một lời khuyên: Rượu mới phải đổ vào bầu da mới; vải mới không
nên vá vào áo cũ. Tôi có đang gặp khó
khăn trong việc giáo dục đức tin cho con cái chăng? Tôi muốn nói chuyện với Chúa xem tôi có đang
lấy vải cũ vá vào áo mới chăng, tức dùng tiêu chuẩn cổ xưa của tôi để áp đặt
lên lối sống con cái tôi ngày nay? Tôi
có đang gặp khó khăn với những người có lối thực hành đức tin khác tôi
chăng? Tôi muốn nói chuyện với Chúa xem,
tôi có đang đổ rượu mới và bầu da cũ? Tôi
muốn kết thúc giờ cầu nguyện này bằng lời nguyện quen thuộc: “Lạy Chúa xin cho con sự CAN ĐẢM dám thay
đổi những điều có thể thay đổi, một TÂM HỒN BÌNH AN dám chấp nhận những điều
không thể thay đổi, và SỰ KHÔN NGOAN để biết phân biệt điều nào có thể và điều
nào không thể thay đổi!”
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment