Tông Đồ Công Vụ 11:1-10
1 Các Tông Đồ và các anh em ở miền
Giu-đê nghe tin là cả dân ngoại cũng đã đón nhận lời Thiên Chúa.2 Khi ông Phê-rô lên Giê-ru-sa-lem, các
người thuộc giới cắt bì chỉ trích ông,3 họ nói: "Ông đã vào nhà những kẻ
không cắt bì và cùng ăn uống với họ! "4 Bấy giờ ông Phê-rô bắt đầu trình bày
cho họ đầu đuôi sự việc, ông nói:5 "Tôi
đang cầu nguyện tại thành Gia-phô, thì trong lúc xuất thần, tôi thấy thị kiến
này: có một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, từ trời
thả xuống đến tận chỗ tôi.6 Nhìn
chăm chú và xem xét kỹ, tôi thấy các giống vật bốn chân sống trên đất, các thú
rừng, rắn rết và chim trời.7 Và
tôi nghe có tiếng phán bảo tôi: "Phê-rô, đứng dậy, làm thịt mà ăn!8 Tôi đáp: "Lạy Chúa, không thể được,
vì những gì ô uế và không thanh sạch không bao giờ lọt vào miệng con!9 Có tiếng từ trời phán lần thứ hai:
"Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế!10 Việc ấy xảy ra đến ba lần, rồi tất cả
lại được kéo lên trời.
(Trích
Tông Đồ Công Vụ bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Bài đọc ngày hôm nay rất đẹp có thể giúp tôi hiểu hơn vai trò căn bản
của một người Kitô hữu: Truyền giáo. Kể
từ khi đón nhận Thánh Thần, các Kitô hữu đã không tụ lại với nhau giữa những
người tin mà thôi, mà luôn đi ra với những người dân ngoại. Cụ thể là Phê-rô đã ngồi ăn chung và hòa đồng
với những người dân ngoại, một việc làm mà trước đó ông đã phản đối mạnh mẽ với
Chúa Giêsu. Tôi có kinh nghiệm hòa đồng
này chưa? Tôi muốn đến với những người
ngoại và tôn trọng họ như thế nào, hay khinh miệt họ? Tôi muốn nói chuyện và học với Phê-rô về kinh
nghiệm của ông. Điều gì khiến ông thay đổi
như vậy?
2.
Kinh nghiệm thứ hai của Phê-rô là thích ứng với hoàn cảnh truyền
giáo. Sẵn sàng thay đổi những lề lối khắt
khe để được người khác đến với Chúa Kitô. Đây là việc làm không dễ mà các nhà truyền
giáo đã mắc phải lỗi lầm lớn khi đến vùng đất Á Châu, họ đã dẹp bỏ bàn thờ tổ
tiên. Tôi muốn nói chuyện với Chúa và với
Phê-rô, cho tôi được sự nhạy bén và biết thích nghi với mọi hoàn cảnh để làm
sao không nghịch đức yêu thương và có thể đem mọi người đến gần Chúa hơn. Tôi cũng cầu nguyện cho những vết thương còn ở
trong lòng nhiều người Á Châu vì sự khắt khe và hiểu lầm giữa Kitô giáo và văn
hóa Á Châu.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment