Rô-ma 14:7-10
7 Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho
chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình.8 Chúng ta có
sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết,
chúng ta vẫn thuộc về Chúa;9 vì Đức Ki-tô đã chết và sống lại
chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết.10 Thế mà bạn,
sao bạn lại xét đoán người anh em? Và bạn nữa, sao bạn khinh dể người anh em?
Quả thế, tất cả chúng ta sẽ phải ra trước toà Thiên Chúa.
(Trích Thư Rô-ma bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.conggiaovietnam.net/kinhthanh/tanuoc.htm)
Gợi ý
cầu nguyện
1. Lời của Thánh Phao-lô
trong bài đọc hôm nay thức tỉnh tôi: Cuộc
đời của tôi dù sống hay chết hãy vì Chúa Kitô mà thôi. Tôi muốn suy ngẫm về điều này trong giờ cầu
nguyện hôm nay. Cuộc sống của tôi bao
lâu nay sống vì ai và vì cái gì? Có thể
tôi nghĩ rằng tôi đã sống vì gia đình, vì cha mẹ, vì con cái, nhưng xem kỹ lại
chưa chắc đã phải như vậy. Bởi nếu vì
cha mẹ hoặc vì con cái, sao tôi nổi điên và giận dữ khi họ không làm theo ý
tôi? Tôi đã sống vì tôi! Mọi người phải quy phục tôi, phải làm theo ý
tôi. Tôi đã sống vì cái gì? Vì vật chất, vì danh vọng? Bởi không một thứ nào tôi làm ra sẽ trở thành
vĩnh cửu, sẽ theo tôi về thế giới bên kia, nhưng tôi lại để chúng làm chủ khiến
tôi không còn giờ để sống cho chính mình, cho bất cứ ai nữa, kể cả Chúa.
2. Phải chăng bao lâu nay cuộc đời tôi không phải trung tâm là Chúa Kitô mà là tôi (self-centered instead of Christ-centered)? Trong tương quan với mọi người, không phải Chúa là trên hết, mà tôi là trên hết. Tôi làm chúa của mọi người, khi tôi xét đoán và lên án người khác; hoặc tôi lên án và không tha thứ cho chính tôi. Phao-lô cảnh cáo tôi: Chỉ một mình Chúa là Thiên Chúa của tôi và của mọi người. Ngày nào tôi nhận biết chân lý này, ngày ấy tôi sẽ được tự do và bình an, dù có phải ra trước tòa phán xét của Chúa Kitô.
Phạm Đức Hạnh, SJ
2. Phải chăng bao lâu nay cuộc đời tôi không phải trung tâm là Chúa Kitô mà là tôi (self-centered instead of Christ-centered)? Trong tương quan với mọi người, không phải Chúa là trên hết, mà tôi là trên hết. Tôi làm chúa của mọi người, khi tôi xét đoán và lên án người khác; hoặc tôi lên án và không tha thứ cho chính tôi. Phao-lô cảnh cáo tôi: Chỉ một mình Chúa là Thiên Chúa của tôi và của mọi người. Ngày nào tôi nhận biết chân lý này, ngày ấy tôi sẽ được tự do và bình an, dù có phải ra trước tòa phán xét của Chúa Kitô.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment