Friday, September 14, 2018

Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên – Năm B – II – 15-9-2018 – Lễ Đức Mẹ Sầu Bi


Thu Bay XXIII TN
Gioan 19:25-27
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-ôn vừa nói về Người.34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng;35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
(Trích Phúc âm Luca bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1. Nhiều khi tôi chỉ nghĩ đến những niềm vui, hạnh phúc, bình an mà Mẹ Maria có, bởi thế có lúc tôi đã tự nhủ: Mẹ Maria thật vinh dự vì được là mẹ của Đấng Cứu Thế.  Tuy nhiên tôi lại ít để ý đến những khó khăn của Mẹ đã phải trải qua khi Mẹ nói tiếng “xin vâng” để trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế.  Tôi thử nghĩ: Mẹ suýt mất Giuse vì cái bầu Mẹ cưu mang; Mẹ suýt bị ném đá nếu Giuse tố cáo; Mẹ chắc cũng khóc hết nước mắt để giải thích sao cho Giuse, cha mẹ, dòng họ của Mẹ chấp nhận cái bầu Mẹ cưu mang; Mẹ cũng bị các giới chức đền thờ và giáo dân xung quanh lên án, xỉa xói vì con của Mẹ là Giêsukhông giữ luật sabat, không lập gia đình như mọi thanh niên Do-thái; Mẹ chứng kiến cảnh người ta giết con của Mẹ như một tội nhân…  Trong giờ cầu nguyện này tôi muốn nhìn lại những đau khổ của Mẹ và ở bên Mẹ.  Xin cho những đau khổ của Mẹ làm cho cuộc đời tôi mạnh mẽ trong những đau khổ tôi đang phải chịu.
2. Hai ngàn năm qua trên toàn thế giới, đâu đâu người ta cũng nói Đức Mẹ hiện ra với họ.  Dù đã có hàng ngàn nơi nói Đức Mẹ hiện ra, nhưng chỉ có 12 nơi trên thế giới đã được Giáo hội công nhận là Đức Mẹ thật sự hiện ra.  Dù được Giáo hội công nhận hay không, điểm chung của mọi nơi nói rằng Đức Mẹ hiện ra đều là những lúc con cái Mẹ đang gặp đau khổ và bị bách hại.  Đây quả là dấu hiệu Mẹ thật sự là Mẹ của mọi người đau khổ.  Trong giây phút này tôi muốn chia sẻ với Mẹ tất cả những đau khổ mà tôi đang phải đối diện.  Tôi xin Mẹ giúp tôi đón nhận và vượt qua nó như thế nào.  Tôi có thể kết thúc giờ cầu nguyện này bằng kinh Kính Mừng.
Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment