Mác-cô 3:31-35
31 Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.32 Lúc
ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa
Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!"33Nhưng
Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?"34 Rồi
Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây
là anh em tôi.35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là
anh em chị em tôi, là mẹ tôi."
(Trích Phúc âm Mác-cô bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ
từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Có lẽ có không ít những người
theo Chúa ngày xưa đã thầm ước giá mà họ được là mẹ, là người nhà của Chúa. Não trạng “thấy sang bắt quàng làm họ” đó
cũng không loại trừ tôi ngày hôm nay, có thể đã hơn một lần nào đó tôi đã thầm
nghĩ, giá tôi được là người thân, giá tôi là mẹ Đấng Cứu Thế, chắc là tôi sẽ
sung sướng lắm. Nhưng bài đọc hôm nay,
chính Chúa Giêsu lại khẳng định, ai cũng có thể là mẹ, là người thân của Ngài
được, miễn sao người đó thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Tôi có thể làm được điều này không? Tôi có muốn làm điều này không? Cái gì ngăn cản tôi không thể thi hành thánh
ý Thiên Chúa. Tôi muốn để giờ ra suy
niệm về những gì Chúa Giêsu nói trong Phúc âm Mác-cô hôm nay.
2.
Nếu vẽ về bài đọc hôm nay, tôi có
thể vẽ những gì đang xảy ra trong bài đọc thành hai vòng tròn. Vòng ngoài là Mẹ Maria và những người thân
của Chúa. Vòng trong là những người đang
ngồi xát bên Chúa Giêsu để nghe lời giảng của Ngài. Tôi thấy những người đứng ở bên ngoài, cách
xa Chúa, vậy mà họ được là Mẹ và là người thân của Chúa, trong khi đó những
người đang ở gần xung quanh Chúa chưa thể là Mẹ và là người thân của Chúa. Điều này cho tôi thấy một điều rất rõ đó là
nếu tôi chỉ nghe thấy những gì Chúa nói qua cầu nguyện, qua thánh lễ mỗi ngày
thì chưa đủ, nhưng còn phải thực hành nữa.
Chính việc thực hành những gì Chúa dạy mới làm cho tôi được trở thành Mẹ
và người thân của Chúa Giêsu, tôi muốn không? Tôi có thể nói chuyện với Chúa Giêsu trong
giây phút này.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment