I-sai-a 35:4-7a
4Hãy nói với những kẻ nhát gan:
“Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của
anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” 5 Bấy
giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. 6 Bấy giờ kẻ què
sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Vì có
nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu. 7a Miền
nóng bỏng biến thành ao hồ, đất khô cằn có mạch nước trào ra.
(Trích Sách I-sai-a, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu
nguyện
1.
Trong cuộc sống, đôi khi, tôi bắt
gặp những kiểu nói đầy thách đố mà người ta hay gán cho đó là từ Chúa. Chẳng hạn thiên hạ vẫn nói: “Trời phạt!” “Ông Trời có mắt!” Để nói, Thiên Chúa thật nghiêm khắc, không có
lòng nhân. Những kiểu nói này đi cả vào
trong Kinh Thánh, chẳng hạn như: Thiên Chúa ghen tương; Ngài đánh phạt người ta
đến ba bốn đời…! Mỗi khi gặp những hình
ảnh như vậy trong Kinh Thánh, tôi có đặt câu hỏi về bối cảnh văn hóa và thần
học: tại sao người ta có cái nhìn như thế về Thiên Chúa? Tôi có phân tích, suy ngẫm những kiểu nói đó,
xem có đúng hay sai như thế nào không?
Thiên Chúa có thật như thiên hạ vẫn “đổ thừa” cho Ngài không? Tôi hiểu những hình ảnh tiêu cực về Thiên
Chúa như thế nào? Bài đọc hôm nay cho
tôi thấy những hình ảnh rất tích cực về Thiên chúa. Bài đọc như tiên báo về sứ vụ tương lai của
Chúa Giêsu: mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ được nghe. Chúa Giêsu đã nghe tất cả những câu Kinh Thánh
này và Ngài đã sống, rao giảng, và diễn tả cho mọi người có được những cảm
nghiệm thân thiện về một Thiên Chúa ở giữa con người, yêu thương và chết cho mọi
người.
2.
Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc
nhiều lần nữa và hãy hình dung Chúa Giêsu đang nghe những lời này từ I-sai-a và
Ngài đã sống, diễn tả đúng những hình ảnh tích cực về Thiên Chúa. Ngài muốn tôi biết gì về Thiên Chúa hôm nay
như thế nào? Hãy thưa chuyện với Chúa
Giêsu về bất cứ điều gì nảy sinh trong tôi từ đầu giờ cầu nguyện đến giờ và
lắng nghe Người muốn nói gì với tôi.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment