Monday, August 7, 2017

Thứ Ba XVIII Thường Niên – Năm Lẻ –08-08-2017

Thu Ba XVIII TN
Mát-thêu 14:22-33
22 Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.23 Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình.24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió.25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la lên.27 Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"28 Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài."29 Đức Giê-su bảo ông: "Cứ đến!" Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su.30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với!"31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?"32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay.33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!"
(Trích Phúc âm Mát-thêu bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.     Lời Chúa hôm nay đem tôi về thật gần với đời sống hiện tại của tôi.  Có thể lời Chúa mời gọi tôi nhìn vào đời sống của tôi, của gia đình tôi trong lúc này: đâu là những cái đang chiếm lĩnh tất cả thời giờ, sức lực, khiến tôi quay cuồng tối tăm mặt mũi như đi trong đêm đen lúc này?  Tôi thấy gì trong lúc này?  Chúa hay chỉ có muốn vàn khó khăn và vấn đề mà chẳng thấy Chúa đâu?  Chúa hay chỉ thấy sự dữ, ma quỷ?  Trong giờ cầu nguyện này tôi để ý Chúa muốn nói gì với tôi?  Chúa chấn an tôi bằng cách nào? 

2.     Phê-rô chìm vì ông không tập trung vào Chúa nữa mà vào chính mình.  Có phải chăng trong những lúc chao đảo tôi đã nhìn vào tôi mà quên không tập trung vào Chúa?  Chúa ở đâu trong những chao đảo và khó khăn của cuộc đời?
Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment