Wednesday, November 1, 2023

Thứ Năm Tuần XXX Thường Niên – Năm A – 2-11-2023 – Lễ Cầu Nguyện Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời

Thu Nam XXX TN

Rô-ma 5:5-11

5Thưa anh em, trông cậy không làm chúng ta phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. 6 Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta. 7 Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. 8 Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. 9 Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. 10 Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy. 11 Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự hào, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng nay đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa.

(Trích Thư Rô-ma, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ  https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)

Gợi ý cầu nguyện

1.     Hôm nay là ngày cầu nguyện cho tất cả các tín hữu đã qua đời, một truyền thống rất tốt đã có từ rất lâu trong Giáo hội.  Trong bài đọc hôm nay, Thánh Phao-lô khẳng định rằng, tôi có thể tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa luôn thực hiện những gì Ngài đã hứa.  Vì vậy, trong bài đọc, tôi có thể thấy, một phần của khẳng định, đó là: Chúa Kitô thậm chí sẵn sàng chết vì mọi người.  Điều này nói với tôi như thế nào về Thiên Chúa?  Sau đó, phần khẳng định tiếp theo, đó là: Chúa Kitô “đã chết cho chúng ta khi chúng ta là tội nhân”.  Điều này Thánh Phao-lô muốn cho tôi thấy, tình yêu của Chúa mạnh mẽ như thế nào.  Tôi có nghĩ điều đó tạo nên sự khác biệt trong sự hiểu biết của tôi về tình yêu của Chúa không?  Đỉnh điểm của lập luận này, đó là: “chúng ta tự hào trong Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà chúng ta hiện nay đã nhận được sự hòa giải”.  Tôi có bao giờ thấy “tự hào” về Chúa không?  Cuộc sống sẽ như thế nào nếu tôi thực hiện điều này thường xuyên?

2.     Tôi đọc lại bài đọc một lần nữa.  Có một từ hoặc cụm từ nào gây ấn tượng với tôi không?  Tôi nghĩ Chúa sẽ nói gì với tôi hôm nay?  Cuối cùng, hãy xem liệu tôi có thể tập hợp tất cả những suy nghĩ và suy ngẫm đã có trong tâm trí mình khi suy ngẫm đoạn văn này hay không?  Tôi có thể biến chúng thành lời cầu nguyện với Chúa không?

Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment