Sunday, August 25, 2024

Thứ Hai Tuần XXI Thường Niên – Năm B – 26-8-2024

Thu Hai XXI TN

2 Thê-xa-lô-ni-ca 1:1-5, 11b-12

1Chúng tôi là Phao-lô, Xin-va-nô và Ti-mô-thê, kính gửi Hội Thánh Thê-xa-lô-ni-ca ở trong Thiên Chúa là Cha chúng ta, và trong Chúa Giê-su Ki-tô. 2 Xin Thiên Chúa là Cha và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an. 3 Thưa anh em, chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh em: đó là điều phải lẽ, vì lòng tin của anh em đang phát triển mạnh, và nơi tất cả anh em, lòng yêu thương của mỗi người đối với người khác cũng gia tăng. 4 Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh em trước mặt các Hội Thánh của Thiên Chúa, vì anh em kiên nhẫn và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian truân. 5 Đó là dấu cho thấy Thiên Chúa xét xử công minh: anh em sẽ được coi là xứng đáng tham dự Nước Thiên Chúa, chính vì Nước Thiên Chúa mà anh em chịu đau khổ.

11bXin Thiên Chúa chúng ta làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin. 12 Như vậy, danh của Chúa chúng ta là Đức Giê-su, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng ta và của Chúa Giê-su Ki-tô.

(Trích Thư Thê-xa-lô-ni-ca II, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ  https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading) 

Gợi ý cầu nguyện

1. Bài đọc hôm nay bao gồm những lời rất đẹp, rất dễ thương và đầy sự quan tâm của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu đang gặp khó khăn và bị bắt bớ ở Thê-xa-lô-ni-ca.  Ngài bày tỏ tình cảm sâu sắc của ngài đối với cộng đoàn và ước muốn họ tiếp tục lớn lên trong đức tin, đức cậy và đức mến.  Nó minh họa những mối ràng buộc yêu thương có thể tồn tại trong thân thể của Đấng Cứu Thế.  Tôi có kinh nghiệm thuộc về hay bị loại trừ khỏi cộng đoàn đức tin bao giờ chưa?  Cảm giác đó thế nào?  Tất nhiên, Phaolô thừa nhận rằng, tất cả những ai được rửa tội trong Đấng Cứu Thế Giêsu đều có ý thức về ơn gọi của mình.  Điều đó có đúng với tôi không?  Nghi thức rửa tội cho người ta biết họ chia sẻ ba chức vụ của Chúa Giêsu Kitô như tiên tri, tư tế và vương đế.  Điều đó có ý nghĩa gì với tôi?

2. Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần nữa và để ý đến những cụm từ nào đánh động tôi nhất.  Tôi nghĩ Chúa đang muốn nói gì với tôi qua những cụm từ ấy?  Tôi nghĩ, Chúa đang muốn tôi chú ý đến điều gì?  Tôi muốn nói gì với Chúa về việc hoàn thành “những quyết tâm tốt đẹp’ của riêng tôi và về quyền năng của Chúa đang hành động trong tôi?

Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment