Monday, August 5, 2024

Thứ Ba Tuần XVIII Thường Niên – Năm B – 6-8-2024 – Lễ Chúa Biến Hình

Thu Ba XVIII TN

Mác-cô 9:2-10

2Khi ấy, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình.  Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao.  Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su. 5 Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông.  Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” 8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi. 9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. 10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.

(Trích Phúc âm Mác-cô, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ  https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading) 

Gợi ý cầu nguyện

1. Bài đọc hôm nay có thể rất quen thuộc với tôi.  Tuy nhiên, đừng để cái quen thuộc này làm cho giờ cầu nguyện này trở nên nhàm chán.  Trước hết, tôi có thể hình dung chính tôi đang có mặt trong biến cố biến hình này.  Có điều gì đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi không?  Hãy để ý đến suy nghĩ của Phê-rô muốn dựng “ba lều.”  Đây là một suy nghĩ tích cực và đầy niềm vui, xuất phát từ một kinh nghiệm rất tốt mà ông vừa trải nghiệm.  Bởi thế, Phê-rô muốn dựng lều là một điều hay, tôi có nghĩ vậy không?  Tôi có thể phản ứng như thế nào ở vị trí của Phê-rô?

2. “Đây là Con yêu dấu của Ta.”  Khi tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần nữa, hãy hình dung khoảnh khắc những tiếng này phát ra… giọng nói đó phát ra như thế nào?  Cuối cùng, hãy xem liệu tôi có thể tập hợp lại những cảm xúc và suy nghĩ đã nảy sinh trong tôi từ đầu giờ cầu nguyện đến giờ.  Tôi biến chúng thành lời cầu nguyện để thân thưa với Chúa.

Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment