Gia-cô-bê 1:1-11
1Tôi là Gia-cô-bê, tôi tớ của Thiên Chúa
và của Chúa Giê-su Ki-tô, kính gửi mười hai chi tộc đang sống tản mác khắp nơi.
Chúc anh em được an vui mạnh khoẻ! 2 Thưa
anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách
trăm chiều. 3 Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử
thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. 4 Chớ gì anh em chứng tỏ
lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có
chi đáng trách, không thiếu sót điều gì. 5 Nếu ai trong anh em
thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi,
không quở trách. 6 Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng
tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật
xuống. 7 Người ấy đừng tưởng mình sẽ nhận được cái gì của
Chúa: 8họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi việc họ làm. 9 Người
anh em phận hèn hãy tự hào khi được Chúa nâng lên; 10còn người
giàu có hãy tự hào khi bị Chúa hạ xuống, vì họ sẽ qua đi như hoa cỏ. 11 Quả
thế, mặt trời mọc lên toả ra sức nóng làm cho cỏ khô, khiến hoa rụng xuống, vẻ
đẹp tiêu tan. Người giàu có cũng sẽ héo
tàn như vậy trong các việc họ làm.
(Trích Thư Gia-cô-bê,
bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Bài đọc hôm nay nghe như thể do chính Thánh
I-nha-xi-ô Loyola viết, bởi trong đó mô tả sự khác biệt giữa sự an ủi thiêng liêng
và sầu khổ thiêng liêng, hai thuật ngữ quan trọng trong Linh đạo Thánh I-nha-xi-ô. Hầu hết, có lẽ
sẽ ngần ngại khi mô tả những thử thách bằng những thuật ngữ khá tích cực như
vậy, nhưng việc nhấn mạnh vào đức tin và sự tin cậy đều có liên quan đến tất cả
mọi Kitô hữu. Khi đọc bài đọc này, tôi
cảm thấy có những tác động gì? Đức tin,
và sự tin tưởng đi kèm với nhau, là một nhân đức, có nghĩa là ân sủng của sức
mạnh, được Thiên Chúa ban cho. Tôi có
thể nhớ một thời điểm nào đó mà đức tin của tôi trở nên mạnh mẽ không? Hay điều gì đó đã làm suy yếu niềm tin và sự
tin cậy của tôi? Điều gì đã khiến đức
tin của tôi lớn lên hay héo mòn trong trường hợp đó?
2.
Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều
lần nữa, để ý đến cụm từ hoặc hình ảnh nào đã chạm đến tâm trí và trái tim tôi?
Tôi nghĩ Chúa đang muốn tôi chú ý đến
điều gì? Bài đọc hôm nay cảnh báo tôi
đừng để bị choáng ngợp bởi sự bận rộn. Khi
để lòng lắng xuống, tôi thấy mình muốn nói gì với Thiên Chúa, Đấng ban những ân
sủng mà tôi có thể xin không một chút ngại ngùng hay miễn cưỡng?
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment