Công Vụ Tông Đồ 5:17-26
17Bấy giờ, vị thượng tế cùng tất cả những người theo ông -tức là phái
Xa-đốc- ra tay hành động. Đầy lòng ghen
tức, 18họ bắt các Tông Đồ, nhốt vào nhà tù công cộng. 19 Nhưng
ban đêm thiên sứ của Đức Chúa mở cửa ngục, đưa các ông ra mà nói: 20“Các
ông hãy đi, vào đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân những lời ban sự sống.” 21 Nghe
thế, các ông vào Đền Thờ ngay từ lúc rạng đông và bắt đầu giảng dạy. Vị thượng tế cùng những người kề cận đến và
triệu tập Thượng Hội Đồng và toàn thể viện bô lão Ít-ra-en, rồi sai người vào
nhà giam điệu các Tông Đồ tới. 22 Nhưng khi thuộc hạ đến,
họ không thấy các ông trong ngục. Họ trở
về báo cáo 23rằng: “Chúng tôi thấy ngục đóng kỹ lưỡng và những
người lính canh đứng ở cửa; nhưng khi mở cửa ra, chúng tôi không thấy ai ở bên
trong.” 24 Nghe những lời ấy, viên lãnh binh Đền Thờ và
các thượng tế phân vân về các ông, không biết chuyện gì xảy ra. 25 Bấy
giờ có một người đến báo cáo cho họ: “Những người các ông đã tống ngục, kìa họ
đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!” 26 Viên
lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực
vì sợ bị dân ném đá.
(Trích
Tông Đồ Công Vụ, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Bài đọc hôm nay tiếp nối những trang nhật ký truyền giáo của Giáo hội
thời sơ khai. Ngay từ câu đầu tiên, tôi
đã có thể thấy vị thượng tế và những người theo ông thuộc phái Xa-đốc được mô
tả như những kẻ xấu. Tôi thấy rằng họ
hành động vì ghen tị. Chính xác thì tôi
nghĩ họ ghen tị điều gì? Các tông đồ
được giải thoát khỏi ngục tối, được thúc đẩy hãy đi và “nói cho toàn dân những
lời ban sự sống”. Nếu tôi được yêu cầu
làm điều đó, tôi sẽ bắt đầu từ đâu? Có
rất nhiều người tham gia trong đoạn văn này – vị thượng tế, những người thuộc
nhóm Xa-đốc, các tông đồ, cảnh sát đền thờ, các trưởng lão và những người khác. Tôi để ý đến nhóm người nào nhất? Tại sao nhóm người đó lại rất ấn tượng đối
với tôi? Họ có làm tôi suy nghĩ về đức
tin của tôi và dẫn tôi đến gần Chúa không?
2.
Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần nữa và chú ý xem từng phần
trong đoạn văn này là gì và nói gì với tôi.
Tôi muốn tiếp tục giờ cầu nguyện bằng cách, trò chuyện với Chúa Giêsu
Phục Sinh về bất cứ điều gì khiến tôi chú ý và rất ấn tượng ở đây. Có lẽ tôi có thể nhớ lại một thời điểm khi
hành động của Chúa khơi dậy sự bối rối hoặc bối rối trong cuộc sống của tôi.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment