Mác-cô 7:31-37
31 Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả
Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh.32 Người ta đem
một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh.33 Người
kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước
miếng mà bôi vào lưỡi anh.34 Rồi Người ngước mắt lên trời, rên
một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra!35 Lập
tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.36 Đức
Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền
bảo họ, họ lại càng đồn ra.37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói:
"Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ
câm nói được."
(Trích Phúc âm Mác-cô bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Tôi có thể khó chấp nhận hoặc cảm
thấy nực cười vì cách chữa bệnh của Chúa Giêsu trong bài đọc hôm nay. Dĩ nhiên tôi không thể nào hiểu được kiểu chữa bệnh của Chúa Giêsu, nếu đứng
từ cái nhìn của khoa chữa bệnh thế kỷ 21, và với con mắt không thuộc văn hóa
cũng như niềm tin của Do-thái. Đối với
người Do-thái lúc bấy giờ nước miếng được cho là có sức mạnh chữa lành. Ngày hôm nay khoa học cũng nhìn nhận nước
miếng là một thứ kháng sinh, chẳng vậy mà nhiều người Việt vẫn dùng nước miếng
của mình khi bị muỗi, hay ong đốt, hoặc các con vật cũng vẫn tự liếm vết thương
của chúng như một phương thức bôi cồn sát trùng để chữa lành. Chúa Giêsu đặt tay vào tai người câm và lấy
nước miếng của Ngài, kiểu này rất quen thuộc đối thính giả của Ngài, bôi vào
lưỡi người câm, tức thì anh ta nói và nghe được. Liệu tôi có một đức tin lớn đủ để Chúa có thể
làm phép lạ nơi tôi chăng?
2. Chúa Giêsu sau khi đặt tay và bôi
nước miếng, Ngài nói: “Ép-pha-tha!” Hãy mở ra!
Tôi cần Chúa giúp tôi mở ra cái gì đây?
Tầm hiểu biết chăng? Tấm lòng của
tôi? Đôi mắt, đôi tai, cái miệng của tôi
chăng? Nên nhớ tất cả sự mở này sẽ làm
cho mọi người kinh ngạc và ca tụng Thiên Chúa.
Điều này phải là mở ra để nói, nghe, hiểu những tiếng yêu thương, đầy thiện hảo và đầy
sự sống, như vậy mới làm mọi người kinh ngạc, chứ không phải nói những điều
xấu.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment