Ê-phê-xô 3:2-12
2Thưa anh em, hẳn anh em đã được
nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến
anh em. 3 Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức
Ki-tô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây. 4 Anh em đọc
thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Ki-tô thế nào. 5 Mầu
nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được
biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn
sứ của Người. 6 Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và
nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái,
cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. 7 Tôi
đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho
tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người. 8 Tôi là kẻ
rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này
là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức
Ki-tô, 9và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm
Thiên Chúa đã an bài. Mầu nhiệm này đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa
là Đấng tạo thành vạn vật, 10để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mọi
quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Thiên
Chúa. 11 Thiên Chúa đã hành động như thế theo quyết định
Người đã có từ muôn thuở và đã thực hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng
ta. 12 Trong Đức Ki-tô và nhờ tin vào Người, chúng ta được
mạnh dạn và tin tưởng đến gần Thiên Chúa.
(Trích Thư Ê-phê-xô, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Các Kitô hữu tin vào sự mặc khải,
nói cách khác là, Thiên Chúa đã chọn cách để người ta biết đến Ngài. Điều quan trọng nhất về Chúa mà Ngài đang bày
tỏ ở giai đoạn này của cuộc đời tôi là gì? Thánh Phaolô tin tưởng rằng, ngài được kêu
gọi truyền lại cho người khác những gì ngài đã biết về Thiên Chúa. Nếu tôi chia sẻ lời kêu gọi đó, làm thế nào tôi
có thể truyền đạt cho người khác những gì tôi đã biết về Chúa? Phaolô nói về việc làm này với “sự dạn dĩ và
tin tưởng”. Đây có phải là những món quà
mà tôi tìm thấy ở chính mình khi nói đến vấn đề đức tin không? Đó có phải là những món quà mà tôi muốn không?
2.
Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc
nhiều lần nữa và để ý cách Phaolô hiểu vị trí của mình. Tôi có thể muốn nói chuyện với Chúa Giêsu,
hoặc với Thiên Chúa Cha, trong những giây phút cuối cùng của giờ cầu nguyện này, về
việc tôi đã biết đến Ngài như thế nào và sự hiểu biết đó có ý nghĩa gì đối với tôi.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment