Sunday, October 13, 2024

Thứ Hai Tuần XXVIII Thường Niên – Năm B – 14-10-2024

Thu Hai XXVIII TN

Luca 11:29-32

29Khi ấy, dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ.  Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na. 30 Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy. 31 Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. 32 Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.”

(Trích Phúc âm Luca, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ  https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading) 

Gợi ý cầu nguyện

1.     Tôi có thể thấy Chúa Giêsu, trong bài đọc hôm nay, dùng những lời nói đầy giận dữ và thách đố đối với những người đang nghe Ngài.  Đã bao lần tôi cũng muốn trói buộc Chúa, đòi hỏi sự chắc chắn và bằng chứng trước khi tin tưởng ở ân sủng Ngài làm nơi tôi?  Chúa Giêsu chỉ ra đức tin sống động của những người thuộc dân ngoại.  Lời nói của Ngài thách thức tôi như thế nào?  Những lời nói và hành động của Chúa Giêsu trong Tin Mừng liên tục mạc khải cho tôi biết Ngài là Thiên Chúa của những ngạc nhiên.  Chúa Giêsu có bao giờ làm tôi ngạc nhiên trước những mong đợi của tôi không?  Tôi phản ứng thế nào với điều đó?  Tôi muốn nói gì với Ngài về điều đó?

2.     Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần nữa và để ý, liệu có từ ngữ hoặc ý tưởng cụ thể nào gây ấn tượng với tôi không.  Tôi có cảm thấy được thúc đẩy hay có những phản ứng nào trước những ý tưởng ấy?  Nếu tôi có thể nói chuyện trực tiếp với Chúa Giêsu về những lời của Ngài trong bài đọc hôm nay, tôi muốn nói gì?  Bây giờ hãy dành thời gian để nói chuyện với Ngài từ những lời tận cõi lòng của tôi.

Phạm Đức Hạnh, SJ

0 comments:

Post a Comment