Híp-ri 5:1-6
1Thưa anh em, thượng tế nào cũng
là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài
người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật
đền tội. 2 Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu
muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính mình cũng đầy yếu đuối; 3mà
vì yếu đuối, nên vị thượng tế phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng
phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. 4 Không ai tự
gán cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông A-ha-ron đã
được gọi. 5 Cũng vậy, không phải Đức Ki-tô đã tự tôn mình
làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người: Con là Con của Cha, ngày hôm nay
Cha đã sinh ra Con, 6như lời Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác:
Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
(Trích Thư Híp-ri, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các
Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1. Bài đọc hôm nay trích từ Thư Híp-ri, hay còn
gọi là Thư Do-thái, trong đó tác giả viết cho những người gốc Do-thái, cố gắng
giải thích đức tin Kitô giáo theo những thuật ngữ mà họ hiểu rõ nhất. Tôi là người có một xuất xứ khác; ấn tượng đầu
tiên của tôi về đoạn văn này là gì? Ý
tưởng trung tâm ở đây là mặc dù Chúa Giêsu không trở thành Thầy Tế lễ Thượng
phẩm của Đền thờ, nhưng Ngài cũng chia sẻ phần lớn vai trò Thượng tế ấy. Chúa Giêsu biết điểm yếu từ bên trong nội tâm của
mỗi người nên có thể cũng đối xử nhẹ nhàng với mỗi người. Điều đó đúng ở đâu trong kinh nghiệm của chính
tôi về cách Chúa Giêsu đối xử với tôi? Có
lẽ tốt hơn, nếu Chúa Giêsu xuống trần gian với tư cách là Thầy Tế Lễ Thượng
Phẩm? Tại sao, hoặc tại sao không?
2. Tôi đọc lại bài đọc trên một hoặc nhiều lần
nữa, để biết cách hiểu rằng Chúa Giêsu đã được Chúa Cha kêu gọi và sai đi. Khi thời gian cầu nguyện này kết thúc, hãy
nói chuyện với Chúa Giêsu về cách đối xử dịu dàng của Ngài với tôi và tôi cảm
thấy thế nào về cách đối xử của Ngài.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment