Gia-cô-bê 2:14-18
14Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin
mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? 15 Giả
như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng
ngày, 16 mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi
bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ
đang cần, thì nào có ích lợi gì? 17 Cũng vậy, đức tin không có
hành động, thì quả là đức tin chết. 18 Đàng khác, có người
sẽ bảo: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không
hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin.”
(Trích Thư Gia-cô-bê, bản dịch của
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ https://ktcgkpv.org/readings/mass-reading)
Gợi ý cầu nguyện
1.
Thánh Gia-cô-bê, từ bài đọc hôm nay,
khẳng định: mỗi người hãy nhìn lại đời sống đức tin của mình xem, nó có thật sự
hữu dụng không? Nếu tôi chỉ tin Chúa, chỉ
lo cầu nguyện đi lễ, chỉ lo tìm thiên đàng mai hậu cho tôi, chỉ lo tránh xa hỏa
ngục cho tôi, mà không diễn tả đức tin qua những việc làm bác ái, chống lại
những áp bức bất công và góp phần biến đổi xã hội cho tốt hơn mỗi ngày, đức tin
này thật sự là một thứ rác rưởi vô dụng!
Đây là một thứ tôn giáo vô thần, một niềm tin vô cảm, một đời sống cầu
nguyện không có trái tim. Tôi có cảm
thấy tự hào về cách sống đạo bao lâu nay của tôi không? Tôi đã diễn tả cái đẹp, cái tuyệt vời của đức tin qua những việc làm cụ thể trong gia đình, cộng đoàn và xã hội quanh tôi như thế
nào? Tôi muốn ngồi bên Chúa trong lúc
này và cùng bàn chuyện với Ngài, xem Ngài muốn tôi làm những việc cụ thể nào
cho những người xung quanh?
2.
Gia-cô-bê nói: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không
hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin.” Tôi muốn lấy câu này làm phương châm sống đức
tin của tôi giữa cuộc đời hôm nay. Tôi
muốn lấy câu này để xét mình mỗi ngày khi đêm về và định hướng cho ngày sống
của tôi mỗi khi thức dậy, đặc biệt trong cơn đại dịch này.
Phạm Đức Hạnh, SJ
0 comments:
Post a Comment